lịch sử ra đời của Dell

Lịch sử hình thành phát triển của thương hiệu nổi tiếng Dell

Dell từ lâu đã được nhiều người biết đến bởi đây là một trong những thương hiệu lớn trên thế giới. Ở Việt Nam, hãng nổi tiếng với các dòng máy tính như Dell XPS 15, Dell xps 15 9500 17 10th gen,…Tuy nhiên, ít ai biết về lịch sử ra đời của Dell. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá về sự ra đời và quá trình hình thành, phát triển của thương hiệu đình đám này thông qua bài viết dưới đây.

1. Giai đoạn hình thành

Dell Inc là công ty đa quốc gia đến từ Mỹ và chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực phát triển, thương mại hóa công nghệ máy tính. Trụ sở của công ty được đặt tại Round Rock, Texas, Hoa Kỳ. Tiền thân của Dell là một cửa hiệu nhỏ được Michael Saul thành lập năm 1984 với số vốn chỉ 1000USD. Tên ban đầu của nó là PC’s Limited.

Đến năm 1988, ông đã đổi tên công ty lại bằng tên chính mình. Dell nổi tiếng với việc cung cấp cho người dùng những khả năng tùy biến và cá nhân hóa thiết bị máy tính theo như sở thích riêng. Cũng chính vì vậy mà hãng nhanh chóng trở thành thương hiệu mạnh trên thế giới. Số lượng nhân viên làm việc tại đây là 78.000 người, tổng thu nhập hằng năm của công ty lên tới con số 55.908 tỷ USD trở thành đối thủ lớn của nhiều nhà sản xuất máy tính khác.

Khi còn là sinh viên trường Đại Học Tổng hợp Texas, Michael Saul Dell đã bắt đầu mày mò tự lắp ráp và bán các máy tính có cấu hình như máy tính của IBM- một trong những công ty lớn về thiết bị máy tính ở thời điểm đó. Ông đã bán máy tính của mình với mức giá rẻ hơn nhiều so với các nơi khác. Điều này giúp Michael Saul Dell thu về mức lợi nhuận lên tới 8000 USD trong một tháng. Sau đó ông rời khỏi trường đại học Texas và thành lập Dell Computer Corp phát triển mạnh mẽ cho tới nay. Michael Saul Dell người thành lập nên Dell

Michael Saul Dell người thành lập nên Dell
Michael Saul Dell người thành lập nên Dell.

2. Giai đoạn tuột dốc trong lịch sử ra đời của Dell

Trong lịch sử ra đời của Dell, giữa đỉnh cao phát triển của Dell, Michael Dell bất ngờ rời bỏ chiếc ghế CEO và nhường lại quyền quản lý của mình cho Kevin Rollins vào năm 2004. Đánh dấu thời kỳ tuột dốc của hãng.

Một năm sau đó, khi Michael Dell từ chức lợi nhuận và doanh thu của Dell vẫn tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của doanh thu bán hàng công ty lại giảm đến mức đáng kể. Giá trị cổ phiếu của Dell trên thị thường mất đến 25% trong năm đó. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự bão hòa của thị trường máy tình, mà đây là mặt hàng mang đến 66% lợi nhuận doanh thu cho hãng.

Những lợi thế như giá bán và chất lượng của Dell đã không còn nổi lên khi mà các hãng như Acer, HP đã bắt đầu bắt kịp nhờ vào việc cải tiến trong công nghệ sản xuất. Trong bối cảnh đó, nhận thấy laptop bắt đầu trở thành thị trường phát triển tốt cho ngành sản xuất máy tính cá nhân. Dell đã bắt đầu thực hiện chuyển dịch các nhà máy cùng công nghệ sản xuất các mẫu laptop giá rẻ tại thị trường Trung Quốc nhằm có thể tối ưu chi phí.

Mặt khác, Trung Quốc cũng dần trở thành công xưởng của thế giới dẫn đến việc các ưu thế về giá cũng dần biến mất. Việc doanh thu phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất máy tình mà không nghiên cứu, thâm nhập vào các mảng kinh doanh khác như lưu trữ, dịch vụ và máy chủ trong khi thị trường máy tính dần bão hòa, khiến Dell phải giảm giá mạnh các sản phẩm của mình.

Lịch sử ra đời của Dell vào tháng 08/2006, Dell đã phải thu hồi hàng loạt pin máy tính do sự cố một chiếc laptop bị cháy. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh mà hãng đã xây dựng bao lâu nay. Dù rằng, sau các cuộc điều tra kết luật lỗi không thuộc về họ. Năm 2006 chính là năm đầu tiên đánh dấu mốc tăng trưởng chậm và tụt dốc mạnh mẽ của Dell. Sự cố một chiếc laptop bốc cháy đã ảnh hưởng đến danh tiếng Dell lúc bấy giờ.

Quyết định điên rồ khi mua lại EMC lại mang đến thành công cho Dell
Quyết định điên rồ khi mua lại EMC lại mang đến thành công cho Dell.

3. Sự phát triển mạnh mẽ

Vào tháng 01/2007 khi mà Rollins từ chức sau những thất bại nặng nề thì người thay thế ông chính là Michael Saul Dell. Ngay khi vừa quay lại vị trí CEO của Dell, Michael Saul Dell đã đưa ra hàng loạt chính sách để có thể vực dậy công ty.

Năm 2003, ông quyết định mua toàn bộ cổ phiếu của Dell trên thị trường để biến thành công ty tư nhân. Thương vụ này có giá trị khoảng 24,4 tỷ USD và điều này đã giúp Michael Saul Dell có nhiều quyền kiểm soát, hướng đến những giá trị lâu dài.

Năm 2015, ông đưa ra quyết định nguy hiểm nhưng lại thành công nhất trong đời là mua EMC với giá 67 tỷ USD. Cuộc sáp nhập này khiến Dell đã phải vay gần 50 tỷ USD. Nhưng lại nhờ đó mà cứu công ty tránh khỏi tình trạng thoái trào máy tính cá nhân. Ông và Egon Durban đồng sáng lập quỹ Silver Lake, gặp gỡ thuyết phục giám đốc EMC nhượng lại EMC. Để thực hiện điều này ông phải vay đến 65 tỷ USD. Sau thương vụ Dell gánh khoản nợ 50 tỷ USD. Thế nhưng, thành quả nhanh chóng đến nhờ giá trị VMware tăng vọt.

Năm 2018, Michael Saul Dell ngỏ ý mua lại công ty nhưng thất bại vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Quyết định điên rồ khi mua lại EMC lại mang đến thành công cho Dell[ hình] Mặc dù trải qua nhiều biến cố trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Nhưng lịch sử ra đời của Dell vẫn khiến nhiều nhà sản xuất máy tính ngày nay phải ngưỡng mộ.