hành trình lịch sử của luật doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp là gì? Hành trình lịch sử của Luật Doanh nghiệp

Sau hơn 30 năm kể từ khi đạo Luật đầu tiên ra đời, tình hình Kinh tế – Xã hội nước ta đã có những thay đổi rõ rệt, trở thành vùng đất có nền kinh tế tiềm năng và thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hành trình lịch sử của Luật doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về cách thành lập công ty trọn gói trong bài viết sau..

1. Khái niệm về doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, tài sản và có trụ sở giao dịch cố định, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhà nước nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh. Lợi thế so sánh mà doanh nghiệp đem đến cho nhà đầu tư là tiêu chí quan trọng nhất cần được xem xét, đánh giá trước khi quyết định lựa chọn hình thức doanh nghiệp để đăng ký kinh doanh.

Tại Việt Nam có rất nhiều loại hình doanh nghiệp với đa dạng loại hình kinh doanh khác nhau như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, công ty,…. Việc thành lập công ty kinh doanh ngày nay cũng trở nên đơn giản hơn với dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói phổ biến trên thị trường.

Luật doanh nghiệp là văn bản pháp luật chứa đựng hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quy định về điều kiện, trình tự thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

lịch sử hình thành luật doanh nghiệp
Lịch sử hình thành luật doanh nghiệp

2. Luật doanh nghiệp ra đời như thế nào?

Luật doanh nghiệp khi được hình thành phân ra thành hai Luật riêng đó chính là: Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật doanh nghiệp Nhà nước. Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 được chỉnh sửa năm 1994, cho đến năm 1999 tên Luật được rút ngắn và lược bỏ từ “Tư nhân” chuyển thành Luật doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 sau đó được bổ sung và sửa đổi năm 2003. Qua quá trình áp dụng Luật vào thực tiễn nhận thấy cần phải thống nhất hai nhánh luật này thành một nên Chính phủ đã đưa ra quy định chung về doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước vào cùng một Luật, thống nhất lấy tên chung là Luật doanh nghiệp và được ban hành vào năm 2005.

Trải qua kỳ họp Quốc hội lần thứ 13, chỉnh sửa một điều Luật doanh nghiệp năm 2013 đã ban hành Luật doanh nghiệp năm 2014 để khắc phục một số bất cập của Luật năm 2005. Ngày nay với quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội thì một số điều Luật doanh nghiệp 2014 đã không còn phù hợp với thực tiễn nên kỳ họp Quốc hội lần thứ 14 đã ban hành Luật doanh nghiệp 2020.

luật doanh nghiệp ra đời như thế nào
Luật doanh nghiệp ra đời như thế nào

2.1 Bình luận Luật doanh nghiệp 1999

Hành trình lịch sử của Luật doanh nghiệp nhiều lần được sửa đổi, tại kỳ họp lần thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X chính thức thông qua Luật doanh nghiệp 1999.

Việc xây dựng Luật doanh nghiệp 1999 cùng với phạm vi điều chỉnh của luật này đã thể hiện được phương án hợp lý khi đánh giá nó trong hoàn cảnh luật pháp cụ thể.

Trước hết, nếu không đưa ra chủ trương bổ sung một loại hình doanh nghiệp mới vào hệ thống pháp luật doanh nghiệp thì việc lấy Luật doanh nghiệp năm 1999 làm cơ sở để xây dựng luật mới là vô cùng phù hợp. Bởi vì LDN 1999 đã quy định bốn loại hình doanh nghiệp cơ bản trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp tại Việt Nam.

Bản thân Luật doanh nghiệp đã được xây dựng trên cơ sở điều tra, nghiên cứu khá kỹ càng và công phu nên đã phản ánh được sự đồng thuận cao trong các giới và tầng lớp xã hội. Qua 4 năm thực hiện, LDN 1999 đã thể hiện công cụ phù hợp để thực hiện mục tiêu được ghi nhận trong lời nói đầu tiên của Luật.

Việc lấy LDN 1999 để làm cơ sở xây dựng luật mới cho phép phát huy tối đa tính kế thừa trong lập pháp Việt Nam. Sự sửa đổi, bổ sung bộ Luật này dựa trên cơ sở nghiên cứu, điều tra, kết quả đánh giá thực tiễn áp dụng là cách làm tiết kiệm thời gian, chi phí hơn cả.

luật doanh nghiệp 1999
Luật doanh nghiệp 1999 được thông qua tại kỳ họp lần thứ 5

2.2 Bình luận Luật doanh nghiệp 2014

Sau quá trình Luật doanh nghiệp hình thành và sửa đổi trước đó, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật doanh nghiệp 2014 vào ngày 26/11/2014 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/7/2015.

Luật doanh nghiệp 2014 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều thay đổi tích cực trong việc thúc đẩy, phát huy quyền tự do kinh doanh của các cá nhân và tổ chức. Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của con người, của công dân Việt Nam.

Từ nội hàm vốn có bên trong của tự do và theo ngôn ngữ của pháp luật, có thể xem quyền tự do kinh doanh là khả năng của cá nhân, của tổ chức được thực hiện một số hành vi mà pháp luật không cấm phù hợp với nhu cầu và lựa chọn của mình để tìm kiếm lợi ích thông qua một vài giao dịch.

Về nguyên tắc, pháp luật chỉ cấm hoặc giới hạn một số hành vi nào đó của cá nhân, tổ chức với mục đích nhằm bảo vệ lợi ích của chủ thể khác điển hình như Nhà nước, xã hội hay bên thứ ba trong mối quan hệ Nhà nước – cá nhân và tổ chức kinh doanh.

Các quy định của LDN 2014 cần được xây dựng dựa trên nguyên tắc và nội dung nêu trên của quyền tự do kinh doanh sao cho tự do kinh doanh thực sự đem đến giá trị cho nền kinh tế thị trường và được thể hiện ở mức cao nhất mà Nhà nước có thể đảm bảo cho các chủ thể kinh doanh. LDN 2014 đã đề cập đến quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức:

  • Quyền tự do kinh doanh trước hết được thể hiện ở quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức.
  • Quyền tự do kinh doanh được thể hiện ở quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
  • Quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức được thể hiện trong việc thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước.
  • Quyền tự do kinh doanh phải được xác định là quyền tìm kiếm lợi ích trong hoạt động giao dịch mà pháp luật không nghiêm cấm.
luật doanh nghiệp 2014
Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực ngày 1/7/2015

3. Một số điểm mới trong Luật doanh nghiệp 2020

Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2021, bộ Luật này có nhiều bước tiến mới so với Luật doanh nghiệp năm 2014. Dưới đây là một số điểm thay đổi trong bộ Luật doanh nghiệp để phù hợp hơn với tình hình phát triển, đổi mới của nước Việt Nam hiện nay.

Những điểm mới trong Luật doanh nghiệp được Thuế Quang Huy sưu tầm và tổng hợp cụ thể như sau:

1. Bỏ quy định về thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng.

So với quy định về con dấu tại Luật doanh nghiệp 2014 thì Luật doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định. “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”

2. Thêm một số đối tượng không được thành lập doanh nghiệp

Cụ thể, Luật 2020 bổ sung thêm nhiều đối tượng không được thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Người khó khăn trong làm chủ hành vi, nhận thức.
  • Công nhân, công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được sử dụng làm đại diện theo ủy quyền để quản lý vốn góp của Nhà nước trong doanh nghiệp).
  • Tổ chức pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ Luật hình sự.

3. Rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh từ năm 2021

Thời gian báo trước khi tạm ngưng hoạt động kinh doanh được rút ngắn chậm nhất 15 ngày xuống còn 3 ngày làm việc.

4. Bổ sung hồ sơ đăng ký công ty TNHH, công ty CP

Luật doanh nghiệp 2020 yêu cầu phải có bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật, tương tự như thành viên công ty TNHH và cổ đông tham gia sáng lập công ty CP.

5. Bổ sung quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.

Chính phủ quy định về chứng chỉ lưu lý không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.

6. Quy định loại trừ trường hợp giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

7. Thay đổi khái niệm về doanh nghiệp nhà nước

LDN 2020 đưa ra khái niệm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 trong bộ Luật này.

8. Doanh nghiệp Nhà nước phải thành lập Ban kiểm soát.

9. Sửa đổi quy định xử lý phần vốn góp trong những trường hợp đặc biệt.

10. Sửa đổi quy định về quyền của cổ đông phổ thông.

11. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty CP hoặc công ty hợp danh.

12. Bãi bỏ quy định “Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp”.

13. Bổ sung thêm một số nghĩa vụ của cổ đông.

Luật doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm nội dung sau: “Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.”

14. Bổ sung trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần.

15. Thêm trường hợp chấm dứt tư cách là thành viên hợp danh.

16. Bổ sung thêm quy định “Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt”.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi sưu tầm và biên tập về thông tin hành trình lịch sử của Luật doanh nghiệp. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu và nắm rõ hơn về những thay đổi trong bộ luật doanh nghiệp năm 2020.