sự phát triển của ngành in

Lịch sử ngành in ấn – Quá trình hình thành và phát triển

Thời đại của công nghệ số khiến những ấn phẩm truyền thống như sách, báo,… dần bị quên lãng. Thế nhưng, bạn có biết ngành in ấn đã từng trải qua có những giai đoạn phát triển vượt bậc không? Hãy cùng tìm hiểu lịch sử ngành in ấn đã trải qua những cột mốc vĩ đại nào trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cách thức in ấn sơ khai

Trung Quốc là nơi khai sinh ra phương thức in ấn sơ khai đầu tiên: giấy than vào thế kỉ đầu sau Công Nguyên. Cách thức này sử dụng giấy than đè lên bản gốc rồi dùng ván gỗ chà xát nhiều lần để tạo thành bản copy với nền đen, chữ trắng. Ít năm sau đó, người ta tạo ra sản phẩm ngược lại với nền trắng, chữ đen. Đây là phương pháp in khuôn, tài liệu được khắc lên tấm ván gỗ rồi bôi mực lên. Sau đó, dập vào giấy để tạo bản copy. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những nước Đông Á.

Tuy nhiên, phương thức này tồn tại nhiều nhược điểm lớn như tốn thời gian, nhiều công đoạn, rất dễ bị hỏng. Trong khi đó, các bản in thường sẽ chỉ được người sử dụng xem qua rồi nhanh chóng ném vào sọt rác.  Vào thời Tống ở Trung Quốc, một người đã nghĩ ra cách in rời các văn tự. Các chữ cái sẽ được khắc nổi trên mảnh đất sét rồi được đưa đi nung và gắn trên 1 tấm sắt mỏng. Như vậy, bản in đã được tạo ra. Sau đó, bản in này sẽ được cắt rời và mang đi phục vụ cho công việc in ấn sau này.

lịch sử ngành in ấn
Ngành công nghệ in ấn khai sinh từ thế kỷ đầu sau công nguyên.

2. Cách mạng in ấn ở châu Âu

Ở châu Âu sử dụng bảng chữ alphabet nên công nghệ in rời được áp dụng và phổ biến hơn nhiều. Năm 1448, Gutenberg làm những miếng kim loại thành chữ, số, ký tự rồi gắn chúng vào khuôn theo nội dung của bản gốc để mang đi in hàng loạt.

Công nghệ in ấn này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với công nghệ in ấn sơ khai. Những bản in sắc nét, tinh xảo, thẩm mỹ cao và bảo quản được thời gian dài hơn. Gutenberg là người đầu tiên sử dụng loại mực in dầu vào các bản in. Loại mực in này cho chữ đậm nét hơn, bền hơn so với những loại mức trước đây.

Phát minh của Gutenberg đã được Life Magazine công nhận là phát minh vĩ đại nhất lịch sử 1000 năm trở lại đây. Phương pháp của Gutenberg được áp dụng xuyên suốt cho 3 thế kỷ sau. Không chỉ có giấy mà các thùng carton đóng hàng cũng sử dụng phương pháp in này.

Năm 1811, kiến trúc sư người Đức Friedrich Koenig đã phát minh ra máy in chạy bằng hơi nước có thể in 1100 trang/ giờ. Sau đó, tạp chí Time đã mua lại máy in này và cải tiến nó để có thể in được cả 2 mặt của tờ giấy.

Năm 1884, máy in Lino ra đời tạo nên cuộc cách mạng đáng nhớ của lịch sử ngành in ấn. Sử dụng máy đánh chữ type-writter cho phép nhập các ký tự bằng cơ học thay vì bằng tay trước đây. Công suất máy in Lino có thể cho đến hàng triệu bản in chỉ trong vòng 1 ngày. Với con số ấn tượng này, máy in Lino đã góp phần đưa báo chí trở thành phương tiện truyền thông phổ biến nhất tại thời điểm đó. Đây có thể xem là một trong những thời đại mà nền công nghiệp in ấn phát triển lẫy lừng nhất.

lịch sử ngành in
Gutenberg bên chiếc máy in của mình.

3. Máy in điện tử ra đời

Năm 1938, Chester Carlson, đã phát minh ra công nghệ in khô thông qua máy in điện tử. Chester Carlson đã cố bán phát minh này cho hơn 20 công ty. Mãi cho đến năm 1949, tập đoàn Haloid mới đồng ý đầu tư để ý tưởng của ông trở thành hiện thực. Công nghệ này được gọi là “Xerography” (in khô). Sau đổi tên thành Xerox – Tập đoàn in ấn lớn nhất toàn cầu hiện nay.

Một máy photocopy có 3 trục: trục in để lại những hình ảnh cần phải photo trên giấy, trục ép để ép chặt mực lên giấy, trục lau để lau sạch mực ở trục in chuẩn bị cho những lần in ấn tiếp theo. Sau đó, máy photo được cải thiện tốt hơn, có thể in được nhiều bản cùng lúc.

Tiếp nối  lịch sử ngành in ấn sau đó là những công nghệ hiện đại được ra đời như:máy in kim, máy in kỹ thuật số, máy in laser, máy in 3D…

Ngày nay, thay vì sử dụng các tem dán nhãn sẵn trên thùng carton thì nhiều nhà sản xuất lựa chọn in trực tiếp lên thùng carton. Điều này cũng giúp giá thùng carton rẻ hơn rất nhiều so với trước đây.

Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết về lịch sử ngành in ấn trên thế giới. Có thể nói rằng, ngành in ấn đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp vào sự thịnh vượng của nền kinh tế – xã hội toàn cầu. Ngoài ra, để hiểu thêm về thùng carton thì bạn có thể xem thêm tổng hợp các bài viết về thùng carton Gumato nhé.